Theo truyền thống của mỗi con người Việt Nam đã có từ lâu đời, xuất phát từ những vốn văn hóa, lối sống trừu phú việc thờ cúng của người Việt chính là nét riêng của dân tộc. Những vùng miền khác nhau sẽ có cách sắp xếp bàn thờ gia tiên khác nhau, bàn thờ gia tiên miền Nam được bố trí khác biệt hẳn so với miền Bắc và Trung do nhiều nguyên nhân có thể chính là yếu tố con người tác động để có thể hòa hợp hơn với những nét văn hóa ở vùng đất Nam bộ xưa. Mỗi gia đình, bên trong chánh phòng ở giữa căn nhà điều là nơi linh thiêng để đặt bàn thờ gia tiên kết nối tâm linh giữa cõi âm và dương, giữa những người phàm trần và thánh thần. Với nét uy nghiêm và trịnh trọng là nơi con cháu sum vầy sắp xếp những vật phẩm dâng của lễ lên ông bà tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành kính biết ơn.
Ý nghĩa tâm thức về bàn thờ gia tiên miền Nam?
Người Việt chúng ta luôn dạy con cháu rằng với những câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Yếu tố cội nguồn, lễ nghĩa luôn đặt lên hàng đầu, “cây có gốc tích mới đâm chồi, nảy lộc”; “nước mà tìm thấy nguồn thì sẽ mãi không bao giờ cạn” khuyên răn đời sau đừng thấy lợi ích trước mắt mà quên đi nghĩa tình, gốc tích của tổ tiên, cha mẹ, ông bà và những người anh em, thân thuộc máu mủ ruột thịt trong gia đình, dòng tộc. Vì thế mỗi gia đình dù sang giàu hay nghèo hèn vẫn luôn tâm niệm dành vị trí cao nhất, quyền quý nhất trong ngôi nhà để đặt bàn thờ gia tiên.
Trên bàn thờ gia tiên miền Nam lúc nào cũng có bộ ngũ sự hay tam sự, bát hương, lư, đèn, đỉnh, đĩa hoa quả, bình bông…

Chính nhờ những lòng thành kính bằng nhiều hành động trên con cháu luôn gửi gắm những tâm tư nguyện vọng đối với ông bà tổ tiên và với nguyện ý tâm linh sẽ luôn được ông bà phù hộ sự bình an may mắn đến với mình.
Kích thước thông dụng của bàn thờ gia tiên miền Nam
Tùy theo đặc điểm của từng ngôi nhà khác nhau mà kích thước của bàn thờ gia tiên miền Nam thay đổi theo nhiều chiều không gian khác nhau. Kích thước cơ bản, tiêu chuẩn cho bàn thờ gia tiên thường dùng 38.9 cm.

Vị trí bàn thờ thường là nơi trang nghiêm nhất của ngôi nhà đặc biệt phải thoáng khí và sạch sẽ, ngăn nắp với những thiết kế kiểu nhà có kiến trúc khác nhau thì vị trí cũng có sự thay đổi. Nếu ở thành thị, nhà ở chỉ có diện tích vừa và nhỏ với lối thiết kế nhiều tầng thì mình nên đặt vị trí bàn thờ trên cùng và hướng ra ban công và ngược lại nếu nhà ở nông thôn mà theo lối kiến trúc xưa, hoài cổ ba gian và hai trái thì nên đặt vị trí bàn thờ ở ngay giữa nhà.

Hướng bàn thờ theo nhiều yếu tố phong thủy khác nhau nhưng chung quy lại thường đặt cùng hướng với ngôi nhà đảm bảo khoảng không gian thoáng đãng và yên tĩnh.
Bàn thờ gia tiên miền Nam và những đặc điểm?
Ở miền Nam bàn thờ gia tiên còn được gọi với cái tên là “giường thờ” vì trong tâm thức họ quan niệm với những giá trị sống vốn có quen thuộc từ thuở thiếu thời như chiếc giường của ông bà, cha mẹ khi còn sống cũng như lúc “nhắm mắt xuôi tay” được xem là vật kỷ niệm, những ngày giỗ họ vẫn thờ cha mẹ ở bên chính chiếc giường kỷ vật đó. Trước giường thờ được họ chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ có nơi gọi là bàn nghi hay bàn độc được sắp xếp ngay ngắn trên chiếc bàn với bộ lư, bình bông, bát hương, chén nước. Các tục trên được bắt nguồn từ lúc xa xưa nhưng khi đan xen với thời gian thay đổi theo từng thời kỳ thì ngày nay đa số các gia đình miền Nam điều chuẩn bị cho căn nhà một không gian thờ cúng lớn, rộng rãi nên dần bàn độc bị thay đổi và mất đi và chỉ còn lại duy nhất là tủ thờ.

Sự thay đổi từ bàn độc sang tủ thờ trên bàn thờ gia tiên miền Nam giúp cải thiện không gian hơn, việc bố trí bộ tam sự (đỉnh đồng, đôi chân nến hoặc cặp hạt ngũ long quy) bát nhang, măm bông, lọ hoa, kỷ chén… Việc này các vật lễ được sắp xếp thêm còn xét theo từng điều kiện khác nhau của mỗi gia đình. Cách bố trí vật phẩm thờ cúng có nét tương đối giống so với nhiều vùng miền khác: bộ tam sự xếp trong cùng tiếp đến là bát nhang ở chính giữa, ở giữa bát nhang có ba chung nước thờ, bên trái và phải là mâm ngũ quả và lọ hoa thờ phía sau chính là cây đèn màu đỏ.

Điểm khác biệt duy nhất mà ở cách bố trí bàn thờ miền Nam là dùng tranh kiến để trên vách bàn thờ, họa tiết trên tranh có thể là sông, núi, câu đối thể hiện lòng mến, thành kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Theo việc bố trí trong ngôi nhà miền Nam truyền thống thì vị trí tủ thờ ở giữa phòng khách và hai bên có hai bộ ngựa khách đến chơi sẽ nghỉ chân ở đây.
Bài viết trên đây chính là sự bao quát về phong tục sắp xếp bàn thờ gia tiên miền Nam giúp gia chủ có thể chu toàn các tục thờ cúng tổ tiên một cách chu đáo và tỉ mỉ hơn. Vì có sự khác biệt văn hóa của các vùng miền giúp cho bạn đọc ở mỗi vùng khác nhau có những cái nhìn mới hơn, nét khác biệt của mỗi vùng văn hóa mang lại.